Ôn Tập Các Dạng Toán Chuyển Động Lớp 5

Ôn Tập Các Dạng Toán Chuyển Động Lớp 5

Ôn Tập Các Dạng Toán Chuyển Động Lớp 5

02/08/2022

Toán chuyển động là một nội dung bao gồm cả cơ bản và nâng cao. Chắc chắn xuất hiện trong các đề thi lớp 5. Do tính chất trừu tượng của dạng toán này, một số học sinh vẫn chưa nắm được cách làm cụ thể của dạng toán. Do đó, cùng tìm hiểu về ba nội dung trong toán chuyển động của lớp 5: Tìm vận tốc – thời gian – quãng đường, chuyển động xuôi chiều và chuyển động ngược chiều.

1.Kiến thức cần nắm:

1.1. Công thức tính vận tốc:

Trong việc tính toán vận tốc, có 3 đại lượng cần tìm, đó là:

  • Vận tốc: Biểu thị quãng đường di chuyển được trên một đơn vị thời gian. Kí hiệu: v

Đơn vị đo thường gặp: km/h , m/s

  • Thời gian: Biểu thị thời gian cần để di chuyển một quãng đường. Kí hiệu: t
  • Quãng đường: Quãng đường di chuyển được. Kí hiệu: s

Việc đi tìm vận tốc giống như giải bài toán tỉ lệ thuận: x thời gian đi được y quãng đường, hỏi 1 thời gian đi được mấy quãng đường?

Từ đó, ta có được công thức:

Muốn tìm vận tốc, ta lấy quãng đường chia thời gian

Công thức: v = s : t

Tương tự, ta tìm được các công thức về thời gian và quãng đường:

Muốn tìm thời gian, ta lấy quãng đường chia vận tốc

Công thức: t = s : v

Muốn tìm quãng đường, ta lấy vận tốc nhân thời gian

Công thức: s = v × t

1.2. Vận tốc ngược chiều:

1.2.1. Suy luận công thức:

Ở chương trình toán lớp 5, đại lượng duy nhất ta phải đi tìm ở dạng toán chuyển động ngược chiều là: thời gian hai chuyển động gặp nhau.

Tuy nhiên, trong một số bài toán nâng cao, ta còn phải tìm cả vận tốc của chuyển động 1, vận tốc của chuyển động 2 và khoảng cách giữa 2 chuyển động lúc xuất phát hoặc sau 1 thời gian xuất phát.

Để tính được thời gian hai chuyển động gặp nhau thì khi nhìn theo phương diện này:

  • quãng đường chính là khoảng cách giữa hai vật khi cả hai vật bắt đầu chuyển động.
  • Do cả hai chuyển động đều di chuyển để tiếp cận gần nhau hơn nên vận tốc bằng tổng 2 vận tốc của 2 chuyển động

1.2.2. Công thức rút ra:

Muốn tìm thời gian gặp nhau của hai chuyển động ngược chiều, khoảng cách giữa hai chuyển động lúc bắt đầu chia cho tổng hai vận tốc của hai chuyển động

Công thức: tgặp nhau =   khoảng cách : (v1+ v2)

  • Nâng cao:

Tìm vận tốc của đại lượng chuyển động:

Muốn tìm vận tốc của một trong hai chuyển động ngược chiều chưa biết, ta lấy khoảng cách chia thời gian gặp nhau, sau đó trừ cho vận tốc của chuyển động đã biết.

Công thức: v1= khoảng cách : tgặp nhau – v2

Tìm khoảng cách giữa hai chuyển động:

Muốn tìm khoảng cách giữa hai chuyển động ngược chiều, ta lấy thời gian hai chuyển động gặp nhau nhân với tổng vận tốc của hai chuyển động.

Công thức: Khoảng cách=  tgặp nhau × (v1+ v2)

1.3. Vận tốc cùng chiều:

1.3.1 Suy luận công thức:

Ở chương trình toán lớp 5, đại lượng duy nhất ta phải đi tìm ở dạng toán chuyển động cùng chiều là: thời gian hai chuyển động gặp nhau.

Để tính được thời gian hai chuyển động gặp nhau thì khi nhìn theo phương diện này:

  • quãng đường chính là khoảng cách giữa hai vật khi cả hai vật bắt đầu chuyển động.
  • Do vật phía trước cũng di chuyển nên làm dài khoảng cách giữa hai vật. Vật phía sau phải đuổi theo với vận tốc lớn hơn. Nên vận tốc bằng hiệu vận tốc của vật đuổi theo và vật đi trước

1.3.2. Công thức rút ra:

Muốn tìm thời gian gặp nhau của hai chuyển động cùng chiều, khoảng cách giữa hai chuyển động lúc bắt đầu chia cho hiệu vận tốc của chuyển động đuổi theo và chuyển động đi trước

Công thức: tgặp nhau =   khoảng cách : (v1- v2)

  • Nâng cao:

Tìm vận tốc của đại lượng “đuổi theo”:

Muốn tìm vận tốc của chuyển động đuổi theo, ta lấy khoảng cách chia thời gian gặp nhau, sau đó  cho vận tốc của chuyển động đã biết.

Công thức: v1= khoảng cách : tgặp nhau + v2

Tìm vận tốc của đại lượng đi trước:

Muốn tìm vận tốc của một trong hai chuyển động đi trước, ta lấy vận tốc đi sau trừ cho khoảng cách chia thời gian gặp nhau

Công thức: v2= v1 –  khoảng cách : tgặp nhau

Tìm khoảng cách giữa hai chuyển động:

Muốn tìm khoảng cách giữa hai chuyển động cùng chiều, ta lấy thời gian hai chuyển động gặp nhau nhân với hiệu hai vận tốc của chuyển động.

Công thức: Khoảng cách=  tgặp nhau × (v1– v2)

Các bài viết liên quan

Ngày Dự án Khối Trung học – Hàng loạt Dự án học tập ý nghĩa được “trình làng”

Sau nhiều thời gian ấp ủ và xây dựng, Ngày Dự án Khối Trung học đã chính thức được khởi động với hàng loạt các Dự án ý nghĩa được các bạn học sinh báo cáo. Trong hoạt động đầu tiên của Ngày Dự án, các Teen đã có dịp đi du lịch vòng quanh thế giới, đến với nhiều điểm hẹn văn hóa khác nhau với Dự án GLOBAL FAIR.

Tiểu học

Bí kíp kỳ thi – Chuyện bây giờ mới kể

Vậy là các EddieTeen đã vượt qua kì thi học kì I một cách thành công! Chúng tớ đã học tập thật sự rất chăm chỉ đấy. Để có được những bài thi với kết quả rực rỡ, ngoài sự chỉ dạy của các Thầy Cô và sự cố gắng của chính chúng tớ, phải kể đến sự giúp sức của cả lớp nữa đó.

Tiểu học

Eddie Trung học – Khám phá những giá trị văn hóa 54 dân tộc anh em

Một hành trình thú vị của các Eddie Trung học trong Học kì I lần này chính là chuyến đi khám phá Làng Văn hóa - Du lịch Các dân tộc Việt Nam.

Tiểu học