Kỹ năng sống cho học sinh có thật sự cần thiết?

Kỹ năng sống cho học sinh có thật sự cần thiết?

Kỹ năng sống cho học sinh có thật sự cần thiết?

04/08/2022

Ba chuẩn đầu ra của một cơ sở đào tạo giáo dục bao gồm: Chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và chuẩn thái độ. Trong đó kỹ năng sống là kỹ năng tổng hợp và tương đối phức tạp, không phải bé nào cũng có thể được trang bị một cách đầy đủ và nghiêm túc. Đặc biệt học sinh THCS (12-16 tuổi) là nhóm các bạn đang trong độ tuổi phát triển mạnh về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Do vậy các bậc phụ huynh và chính các bạn học sinh cần phải có thái độ quyết liệt hơn nữa về vấn đề này. Vậy thì kỹ năng sống là gì? có những loại kỹ năng sống nào? Tại sao chúng ta phải trang bị kỹ năng sống ngay từ bây giờ?

1. Kỹ năng sống cho học sinh là gì?

Có rất nhiều khái niệm đã được đưa ra về kỹ năng sống cho học sinh.

  • Theo Unesco thì đó là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia cuộc sống hằng ngày.
  • Theo WTO thì đó lại là những kỹ năng mang tính chất tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hằng ngày. Và mục tiêu chính là tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn đề và tình huống đặt ra trong cuộc sống…

Như vậy có thể hiểu kỹ năng sống cho học sinh là tập hợp tất cả các kiến thức góp nhặt trực tiếp hay gián tiếp để tạo ra những hành vi tích cực; Có khả năng thích nghi tốt với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày; Đem lại cho trẻ một cuộc sống ý nghĩa và vui vẻ hơn.

                                    Kỹ năng sống cho trẻ

2. Có những loại kỹ năng sống nào cho học sinh?

Kỹ năng sống cho học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường được chia làm hai loại như sau:

  • Kỹ năng cơ bản: Đây là các kỹ năng mang thuần kiến thức nền tảng tư duy hay chuyên môn, không mang nặng các đặc trưng về tâm lý như kỹ năng đọc, viết, tính toán, nghiên cứu khoa học,…
  • Các kỹ năng chung: Bao gồm kỹ năng về nhận thức, quản lý cảm xúc, kỹ năng xã hội, bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp, tự lập, kỹ năng phê phán,  kỹ năng làm việc nhóm,…

3. Kỹ năng sống cho học sinh có thật sự cần thiết?

Thay vì trả lời câu hỏi đó, các bậc phụ huynh hãy đọc câu chuyện này. Đây là một câu chuyện có thật và rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta hiện nay.

Trong một gia đình có bố, mẹ là nhân viên văn phòng, và một đứa con tên là L, học lớp 7A. Mỗi sáng, cha mẹ luôn phải rất vất vả để gọi L thức dậy. Sau đó, chuẩn bị quần áo, sách vở và đồ ăn cho L đến trường. Tuy trên lớp L tiếp thu bài khá nhanh nhưng lại ngại giao tiếp với các bạn, không tích cực xây dựng bài. Lúc nào đi ra ngoài, L cũng trong tình trạng sợ sệt và không biết phải sắp xếp mọi thứ ra làm sao. Cha mẹ đã thuê gia sư dạy văn hóa cho L nhưng lại quên mất một điều là những kỹ năng sống cơ bản L cũng cần được trang bị. Điều này không những làm cho gia đình và nhà trường buồn phiền, mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân L rất nhiều. Cuộc sống tuần hoàn không lối thoát và nặng nề hơn bao giờ hết. 

               Sự cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho trẻ

Do đó, ngoài việc củng cố những kiến thức nền tảng về văn hóa, trẻ cần được phát triển toàn diện về cả kỹ năng và thái độ. Khả năng giao tiếp, khả năng tự biết kiểm soát bản thân, cách ứng xử thích hợp với mọi người và cách giải quyết thỏa đáng những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, khả năng tự lập,…, đó là những điều rất quan trọng đối với trẻ.

Đặc biệt đối với trẻ cấp bậc THCS, nền tảng tâm sinh lý của trẻ đang trong giai đoạn chuyển đổi. Những sự thích thú, tò mò và những cảm xúc bồng bột khiến chúng khó có thể kiểm soát được bản thân. Kỹ năng sống ở đây đóng một vai trò cực kỳ cần thiết đối với trẻ. Gia đình và nhà trường cần lồng ghép dạy các kỹ năng sống phù hợp cho trẻ ngay từ những điều nhỏ nhất và ngay hôm nay.

4. Những kỹ năng sống cần rèn luyện cho học sinh THCS?

Có rất nhiều kỹ năng sống cần phải rèn luyện cho một học sinh THCS, trong đó có các kỹ năng chính cần phải lưu ý như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng cảm nhận, kỹ năng tự lập, kỹ năng giao tiếp,…

a) Kỹ năng làm việc nhóm

Việt Nam có câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, sức mạnh của làm việc nhóm đã được đúc kết từ thời xa xưa. Bước vào quá trình toàn cầu hóa như hiện nay thì kỹ năng làm việc nhóm là cực kỳ quan trọng. Thế giới đã công nhận rằng chỉ số thông minh của con người Việt Nam cao, tuy nhiên điều đó chỉ mang tính chất cá thể, và hạn chế về trí tuệ tập thể.

Kỹ năng này phải được lồng ghép vào các bài giảng trên lớp, chia các con thành những nhóm nhỏ để thảo luận và nghiên cứu. Các cuộc thi tập thể về kiến thức, hội thao,… cần được tổ chức nhiều hơn. Việc đó vừa giúp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, vừa tạo nên sự đoàn kết, thi đua giữa các tập thể, nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở.

b) Kỹ năng cảm nhận

Trong quá trình dậy thì nhanh chóng này, các con sẽ có cho mình những cảm nhận sâu sắc dần. Không chỉ là những phản ứng đơn giản và ngây ngô như trước, thay vào đó là những rung động bất chợt, những suy nghĩ táo bạo hơn rất nhiều. Với sự thâm nhập mạnh của mạng xã hội và công nghệ hóa như hiện nay, các bạn trẻ càng thờ ơ dần với cuộc sống hằng ngày và vô cảm trước những nét đẹp đáng được tôn vinh.

Trong các dạy kỹ năng này, gia đình và nhà trường cần thiết phải hướng dẫn các bé cảm nhận từ những sự vật, sự việc hy hữu trong cuộc sống, bình luận thơ văn và thể hiện thái độ rõ nét hơn tùy theo lứa tuổi,…

c) Kỹ năng tự lập

Vì thương con, vì xót con nên nhiều gia đình đã, đang mắc phải những sai lầm không đáng có. Kỹ năng tự lập không phải điều gì quá to tát, nó chỉ đơn giản từ việc ngã biết tự đứng dậy, tự giác làm bài tập về nhà, tự vệ sinh cá nhân, tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình,… Nhiều người e ngại điều đó sẽ làm cho trẻ trở nên quá mạnh mẽ và không kiểm soát được, tuy nhiên, khi kỹ năng này được dần hoàn thiện sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú và tự hào về những thành quả mình đã đạt được. Không những thế, việc trẻ tự lập cũng làm cho gia đình và nhà trường cảm thấy vui vẻ và sắp xếp hoàn thành được nhiều công việc hơn.

d) Kỹ năng giao tiếp

Đây được coi là kỹ năng kết nối giữa con người với con người. Việc sử dụng những ngôn từ thích hợp, những cử chỉ, điệu bộ hợp lý sẽ giúp cho trẻ kết được nhiều bạn bè, xử lý được nhiều hơn những vấn đề trong cuộc sống. Việc giáo dục này có thể bắt nguồn từ câu chào, câu “cảm ơn”, “xin lỗi”, thái độ nói phải rõ ràng, mạch lạc, không lí nhí, không rụt rè,… Để làm được điều đó, trong lớp cần tổ chức đối thoại sôi nổi hơn nữa, gia đình cần kết nối nhiều với nhau hơn nữa,… Những câu hỏi mở sẽ thường được ưu tiên sử dụng trong trường hợp này. Và không thể thiếu là những lời động viên, quan tâm kịp thời để trẻ có thêm tự tin và động lực để phấn đấu rèn luyện. Dạy cho trẻ những gì nên nói và những gì không nên nói để tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra.

đ) Kỹ năng quản lý thời gian

Hình thành cho học sinh một thói quen về thời gian là cực kỳ quan trọng, giúp trẻ đúng giờ khi đến lớp, quản lý được quỹ thời gian học tập và dành thời gian cho giải trí, nộp bài đúng thời hạn, thuyết trình trong khoảng thời gian cho phép,…

e) Kỹ năng giải quyết vấn đề

Học sinh THCS bắt đầu bước vào giai đoạn phải phân tích, đưa ra giải pháp, thống kê, đánh giá, đưa ra nhận xét,…, do đó cần nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng này giúp cho học sinh dễ dàng xâu chuỗi các vấn đề và đưa ra được giải pháp khắc phục nhanh chóng,…

5. Sai lầm trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh?

Một số sai lầm trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ như:

  • Không nói cho trẻ lý do phải làm như vậy
  • Chỉ dạy lý thuyết, không đi sâu vào thực hành
  • Thiếu kiên nhẫn khi dạy trẻ
  • Không làm gương tốt cho con noi theo

6. Kết luận

Kỹ năng sống là điều rất cần thiết cho sự phát triển của học sinh. Kỹ năng này cần được gia đình và nhà trường quan tâm rèn luyện ngay từ nhỏ. Điều đó giúp trẻ trở nên tự tin hơn và cuộc sống sẽ tràn đầy những niềm vui, từ đó sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong học tập và rèn luyện. Mỗi người hãy là một tấm gương tốt cho con trẻ noi theo.

Các bài viết liên quan

Ngày Dự án Khối Trung học – Hàng loạt Dự án học tập ý nghĩa được “trình làng”

Sau nhiều thời gian ấp ủ và xây dựng, Ngày Dự án Khối Trung học đã chính thức được khởi động với hàng loạt các Dự án ý nghĩa được các bạn học sinh báo cáo. Trong hoạt động đầu tiên của Ngày Dự án, các Teen đã có dịp đi du lịch vòng quanh thế giới, đến với nhiều điểm hẹn văn hóa khác nhau với Dự án GLOBAL FAIR.

Tiểu học

Bí kíp kỳ thi – Chuyện bây giờ mới kể

Vậy là các EddieTeen đã vượt qua kì thi học kì I một cách thành công! Chúng tớ đã học tập thật sự rất chăm chỉ đấy. Để có được những bài thi với kết quả rực rỡ, ngoài sự chỉ dạy của các Thầy Cô và sự cố gắng của chính chúng tớ, phải kể đến sự giúp sức của cả lớp nữa đó.

Tiểu học

Eddie Trung học – Khám phá những giá trị văn hóa 54 dân tộc anh em

Một hành trình thú vị của các Eddie Trung học trong Học kì I lần này chính là chuyến đi khám phá Làng Văn hóa - Du lịch Các dân tộc Việt Nam.

Tiểu học