Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu (chi tiết nhất)

Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu (chi tiết nhất)

Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu (chi tiết nhất)

04/08/2022

Sang thu là bài thơ nổi tiếng trong kho tàng thơ ca về mùa thu. Trường Edison xin giới thiệu dàn ý chi tiết và bài văn cho đề bài “cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh” để các bạn cùng tham khảo nhé.

    I. Dàn ý chi tiết đề văn: Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu”

1.  Mở bài:

Các em có thể lựa chọn một trong các kiểu mở bài sau hoặc kết hợp các kiểu mở bài để tạo ra mở bài của riêng mình.

– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

– Trích dẫn nhận định về nhà thơ hoặc bài thơ.

– Liên hệ một câu thơ từ bài thơ khác để dẫn đến bài thơ “Sang thu”

2. Thân bài:

Khổ thơ một: Tín hiệu sang thu

+ Dấu hiệu mùa thu: Hương ổi – dân dã, quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ. Khác với những dấu hiệu thường gặp trong các bài thơ khác như lá vàng, hoa cúc,… hương ổi tạo sự khác biệt nhưng vẫn rất thân quen.

+ Từ “phả”: Diễn tả sự nồng nàn, lan tỏa, hòa quyện vào không gian.

+ Sương chùng chình:

  • Gợi hình: màn sương mờ ảo, giăng mắc nhẹ nhàng nơi đường thôn, ngõ xóm
  • Gợi tình người: lưu luyến, bâng khuâng

→ Tạo nên bức tranh nhẹ nhàng, lãng mạn.

+ Ngõ: Ngõ thực của làng quê, ngõ thời gian nối giữa hai mùa

+  Bỗng: ngạc nhiên, bất ngờ

+ Hình như: nửa tin, nửa ngờ

→ Tâm trạng ngạc nhiên xen lẫn mơ hồ trước tín hiệu mùa thu

Bước chuyển nhẹ nhàng, mơ hồ của thiên nhiên thời điểm giao mùa, đã được tác giả cảm nhận bằng tất cả các giác quan như thị giác, khứu giác, xúc giác với một tâm hồn đầy nhạy cảm. Phải là người sâu sắc và yêu thiên nhiên, yêu quê hương thì mới có được những cảm nhận tinh tế như vậy.

Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên lúc sang thu

+ Đám mây, cánh chim, dòng sông → Không gian rộng mở, vừa cao vời, vừa thoáng đãng.

+ Sông dềnh dàng: dòng sông êm đềm, sâu lắng → Ngẫm ngợi, suy tư

+ Chim vội vã: đàn chim sống động, thoáng bận rộn → Xao xuyến, xốn xang

⇒ Bức tranh thu được hiện lên rõ nét hơn, chân thực hơn

+ Hình ảnh thơ “vắt nửa mình”: Sáng tạo độc đáo thú vị. Đám mây như còn vương vấn mùa hạ, chưa kịp chuyển mình sang thu. Sử dụng động từ “vắt” làm cho đám mây trở nên tinh nghịch, dí dỏm và có hồn hơn.

Khổ 3: Suy ngẫm của tác giả

+ Đất trời vào thu nhưng vẫn còn lưu lại chút hương vị mùa hạ: Vẫn còn nắng, vơi dần cơn mưa.

+ Chiêm nghiệm về cuộc sống: Khi đi qua khó khăn, thử thách, con người sẽ trở nên trưởng thành và điềm tĩnh hơn.

3. Kết bài:

Khái quát lại cảm nhận về bài thơ hoặc khẳng định giá trị bài thơ và tài năng tác giả một lần nữa.

    II. Bài văn chi tiết: Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu”

Mùa thu từ lâu đã là đề tài quen thuộc trong thi ca. Viết về mùa thu, Huy Cận từng có những vần thơ sầu muộn:Nếu như cảnh thu trong thơ Huy Cận mang đầy nét buồn da diết, gợi cảnh chia ly thì Hữu Thỉnh lại mang đến một hồn thu nhẹ nhàng, lãng mạn, tươi sáng. Có thể nói, với những nét vẽ tinh tế, Hữu Thỉnh đã tạo nên một bức tranh cuối hạ đầu thu tràn đầy sức sống cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời qua bài thơ “Sang thu”.

 

Mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh không có lá rụng xào xạc, không có màu vàng của hoa cúc, không có man mác đượm buồn – những chất liệu bất hủ khi viết về mùa thu như trong thơ của nhiều thi sĩ khác. Mùa thu trong bài thơ hiện diện qua hương ổi thơm ngào ngạt, lan tỏa trong làn gió thu se se lạnh. Đây là hương thơm đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, gợi sự gần gũi, dân dã, mang hương vị nhớ thương cho những người con nặng tình với quê hương xứ sở.

Tác giả dùng từ “phả” – một động từ mạnh để người đọc cảm nhận được sự nồng nàn của hương ổi, hòa lẫn vào gió thu như quyện vào đất trời, đi vào lòng người. Đầu ngõ, một làn sương sớm quẩn quanh, tạo không gian lãng mạn nên thơ. “Chùng chình” gợi lên sự quấn quýt, nhởn nhơ, dường như làn sương thu cũng muốn nán lại bên đường làng ngõ xóm để tận hưởng vẻ đẹp của trời thu. Mùa thu mang dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng như người thiếu nữ đang độ trăng tròn.

Nàng thu nhẹ nhàng về qua cửa, đặt những bước chân thật khẽ mà nếu như không tinh tế sẽ không thể nhận ra thu đã về. Tác giả dùng các từ “bỗng”, “hình như” để diễn tả sự bất ngờ, thích thú xen lẫn chút bâng khuâng khi nhận ra mùa thu đã đến. Hữu Thỉnh đã cảm nhận mùa thu bằng cả thị giác, khứu giác và xúc giác. Phải là người yêu thiên nhiên, nhạy cảm với sự thay đổi của đất trời quê hương thì mới vẽ nên được bức tranh mùa thu rất đỗi nhẹ nhàng và tinh tế như vậy.

Hơi thở mùa thu dần rõ rệt hơn, cái ngỡ ngàng bâng khuâng lúc đầu đã nhường chỗ cho những xúc cảm mãnh liệt hơn của người thi sĩ. Trong khắp không gian rộng lớn của đất trời, nơi đâu cảnh sắc cũng nhuốm màu của trời thu.Trong cảnh đất trời chuyển mình vào thu, vạn vật đều có sự đổi thay. Dòng sông “dềnh dàng”, chầm chậm trôi như muốn lưu giữ hết vẻ đẹp của đất trời. Từng đàn chim lại vội vã tìm về phương nam để tránh rét. Bức tranh cuộc sống thật hài hòa và sống động. Các từ “được lúc”,” bắt đầu” khiến các sự vật mang tâm thế chủ động như con người, háo hức bắt đầu một cuộc hành trình mới.

Khung cảnh thiên nhiên được điểm xuyết bằng đám mây lơ lửng trên không trung. Nhà thơ đã có một hình ảnh liên tưởng đầy táo bạo, đám mây chỉ “vắt nửa mình” sang thu, nửa kia vẫn đang còn vương vấn mùa hè. Từ “vắt” khiến hình ảnh đám mây trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn. Đất trời như người thiếu nữ còn đang e thẹn, vấn vương chút rực rỡ của mùa hè náo nhiệt nên còn lưỡng lự khi chuyển mình sang thu. Phát hiện thú vị của nhà thơ làm không gian đẹp đẽ bội phần.

 

Khắp đất trời đã mang hơi thở của mùa thu nhưng không gian vẫn còn đọng lại chút hương mùa hạ. Những vệt nắng chói chang, những cơn mưa xối xả của mùa hè đã vơi bớt đi. Sấm cũng thôi “bất ngờ”, không còn dữ dội như trước. Nhưng ẩn sau những vần thơ về sự vận động của thời gian lúc giao mùa là những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh, về cuộc sống của tác giả.

“Nắng”, “mưa” hay “sấm” đều là biểu tượng cho những nốt thăng trầm của cuộc đời, là những va đập mà cuộc sống đem lại.  Con người khi đã đi qua sóng gió, khó khăn, trải qua hết nắng mưa thử thách thì sẽ trở nên điềm tĩnh hơn. Con người khi trưởng thành cũng như “hàng cây đứng tuổi”, những sôi nổi và liều lĩnh của tuổi trẻ sẽ được thay bằng sự suy ngẫm và chiêm nghiệm. Những ý nghĩa sâu xa khiến bài thơ trở nên sâu sắc, không chỉ là bài thơ về cảnh thiên nhiên mà còn là bài học về cuộc sống.

Mùa thu đã đi vào thơ ca từ bao đời, Nguyễn Du khi viết về mùa thu đã có câu:Mùa thu trong thơ xưa mang nhiều hình ảnh ước lệ. Mùa thu hiện lên qua bóng trời in trên mặt nước, làn khói lam quẩn quanh trong bóng hoàng hôn khuất dần sau núi. Mùa thu như thực như mơ, đẹp nhưng man mác buồn. Còn thu trong “Sang thu” lại ngập sắc màu thơ mới, mùa thu rất đỗi mộc mạc, thân quen nhưng vẫn rất đẹp.

“Sang thu” là một bức tranh giao mùa tuyệt đẹp của đất trời vùng đồng bằng Bắc Bộ: nhẹ nhàng, êm dịu và nên thơ. Bài thơ còn là những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, đánh thức tình yêu quê hương xứ sở trong tim mỗi con người Việt Nam. Bài thơ “Sang thu” cùng tài năng độc đáo của nhà thơ Hữu Thỉnh sẽ sống mãi với văn học Việt Nam, sống mãi trong trái tim độc giả.

Các bài viết liên quan

Ngày Dự án Khối Trung học – Hàng loạt Dự án học tập ý nghĩa được “trình làng”

Sau nhiều thời gian ấp ủ và xây dựng, Ngày Dự án Khối Trung học đã chính thức được khởi động với hàng loạt các Dự án ý nghĩa được các bạn học sinh báo cáo. Trong hoạt động đầu tiên của Ngày Dự án, các Teen đã có dịp đi du lịch vòng quanh thế giới, đến với nhiều điểm hẹn văn hóa khác nhau với Dự án GLOBAL FAIR.

Tiểu học

Bí kíp kỳ thi – Chuyện bây giờ mới kể

Vậy là các EddieTeen đã vượt qua kì thi học kì I một cách thành công! Chúng tớ đã học tập thật sự rất chăm chỉ đấy. Để có được những bài thi với kết quả rực rỡ, ngoài sự chỉ dạy của các Thầy Cô và sự cố gắng của chính chúng tớ, phải kể đến sự giúp sức của cả lớp nữa đó.

Tiểu học

Eddie Trung học – Khám phá những giá trị văn hóa 54 dân tộc anh em

Một hành trình thú vị của các Eddie Trung học trong Học kì I lần này chính là chuyến đi khám phá Làng Văn hóa - Du lịch Các dân tộc Việt Nam.

Tiểu học