10 cách làm giảm áp lực học tập cho học sinh THCS

10 cách làm giảm áp lực học tập cho học sinh THCS

10 cách làm giảm áp lực học tập cho học sinh THCS

04/08/2022

 “M ơi, con không hc na đâu, sao m c ép con hc hoài vy? con sp phát điên ri đây. Cùng vi đó là nhng git nước mt lăn dài trên má ca bn tr, vy áp lc hc tp có quá đáng s? Và vi vai trò là ph huynh, chúng ta có nhng phương pháp nào đ h tr gim áp lc hc tp cho tr?

1. Áp lực học tập là gì? Dấu hiệu nhận biết? Nguyên nhân sinh ra áp lực học tập?

  • Áp lực học tập là dấu hiệu trẻ cảm thấy rất căng thẳng khi tham gia học tập, lo lắng bồn chồn, mất ăn mất ngủ trước những kỳ thi, sợ hãi khi đến lớp học hay có những biểu hiện nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ…

                                               Áp lực học tập là gì?

  • Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị áp lực học tập:
    • Luôn cảm thấy buồn bực vô cớ mỗi khi ngồi vào bàn học
    • Không thể tập trung vào việc học
    • Luôn thích ở một mình, không muốn làm những gì mình thích nữa
    • Mất ăn, mất ngủ, lo lắng bồn chồn không yên
    • Có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống
    • Không kiểm soát được cảm xúc và hành động của bản thân
    • Thể hiện không muốn tới trường học, thậm chí từ chối đến trường hoặc có hành vi trốn học
  • Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến áp lực học tập của trẻ như:
    • Đặt mục tiêu quá sức khiến kết quả đạt được không như mong muốn, gây mất niềm tin và hạ quyết tâm chiến thắng.
    • Tập trung học tập quá nhiều, không có những bài tập thể dục hay giải pháp tâm lý kịp thời.
    • Luôn so sánh quá mức con mình với con người ta, điều này chẳng những khiến chúng nảy sinh ghen tị, phấn đấu học tập, ngược lại còn xây dựng nên rào cản tâm lý cho trẻ.
    • Cấm đoán, không cho con em mình làm những điều chúng thích, không quan tâm đến suy nghĩ của trẻ

2. Giải pháp làm giảm áp lực học tập cho học sinh THCS

Học sinh THCS là lứa tuổi biến đổi tâm sinh lý rất mạnh, khi có những thay đổi đột ngột hay áp lực từ bên ngoài sẽ rất dễ khiến trẻ trở nên lầm lỳ và khó chịu. Chính vì vậy cần giải tỏa căng thẳng học tập, giúp trẻ thoải mái về tinh thần. Như vậy mới đảm bảo được hiệu quả học tập và khiến trẻ phát triển toàn diện về tư duy, sức khỏe và tâm sinh lý.

                                 Áp lực học tập là gì?

2.1. Cùng trẻ đặt mục tiêu học tập phù hợp

Mục tiêu học tập luôn được xem là động lực hàng đầu dẫn đến thành công, tuy nhiên việc đặt mục tiêu quá sức với trẻ thì lại khác. Khi kết quả không như ý, có thể gây ra rào cản tâm lý, khiến chúng không muốn tiếp tục phấn đấu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.2.  Phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học và giải trí

Các bậc phụ huynh hiện nay thường xuyên cho con mình tham gia rất nhiều các lớp học văn hóa và kỹ năng, tuy nhiên thời gian học đã chiếm gần hết tuổi thơ của chúng. Không giải trí, không vui chơi, chỉ học, học và học. Do đó cần xây dựng một thời gian biểu để cân bằng giữa việc học và sinh hoạt cuộc sống, từ đó dễ dàng tạo được cảm hứng sáng tạo cho con em mình.

2.3. Chăm luyện tập thể dục thể thao

Câu châm ngôn“Có sức khỏe là có tất cả” luôn thể hiện sự đúng đắn theo năm tháng, do đó việc chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao khiến cho cơ thể khỏe mạnh, từ đó tinh thần lạc quan và tràn đầy sức sống. Đối với các bản học sinh THCS có thể kết hợp môn bơi lội, điền kinh, cầu lông, các môn võ,… vừa để bảo vệ bản thân, vừa giúp tăng cường sức khỏe

2.4.  Tham gia vui chơi, trò chuyện với bạn bè

Tuổi thơ của con trẻ đừng để bị vùi lấp bởi chuyện học hành, mạng xã hội, các video nhảm nhí không chọn lọc, hãy để chúng được sống, được vui chơi và trò chuyện với bạn bè. Điều này vừa tăng tình đoàn kết, vừa giúp chúng có thêm khả năng giao tiếp tuyệt vời đó!

2.5. Có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng

Hiện nay thực phẩm bẩn vẫn tràn lan trên thị trường, các tệ nạn xã hội ngày càng biến tướng, tuy vậy với sự phát triển của công nghệ và khoa học, mỗi gia đình cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng. Điều đó giúp bổ sung kiến thức thực tế, vitamin tốt cho trí não và sức khỏe của trẻ,…

2.6. Đi ngủ đúng giờ

Tập luyện thói quen đi ngủ trước 10-11 giờ đêm, điều đó giúp cho các bộ phận trong cơ thể có khả năng được nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Vì thức khuya nhiều và liên tục sẽ làm tình trạng căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn, tinh thần sa sút, khó có thể chữa lành được hoàn toàn. Trong phòng ngủ phải thoáng mát, tạo không gian thoải mái và an tâm cho trẻ.

2.7. Theo đuổi ước mơ tích cực và lành mạnh

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những ước mơ, dủ to nhỏ bé hay to lớn thì các bậc phụ huynh và nhà trường nên quan tâm bảo ban và động viên, ủng hộ của con em mình. Điều đó khiến chúng cảm thấy mình có ích cho cuộc sống và tiếp thêm động lực tư duy, sáng tạo không ngừng,…

2.8. Thường xuyên quan tâm, trò chuyện với con em mình

Đừng vì áp lực cuộc sống mà về nhà mắng chửi con em mình, hay thờ ơ với những gì chúng nói, các bậc phụ huynh và nhà trường cần thường xuyên quan tâm, hỏi han tình hình học tập, rèn luyện của trẻ. hãy là một người bạn tốt, người bạn có thể định hướng và tạo cảm giác thoải mái, an toàn mỗi khi trò chuyện.

2.9. Luôn đối xử công bằng và ngừng so sánh quá mức giữa con và các bạn

Các con chỉ muốn mình là chính mình, không muốn mình trở thành một phiên bản thứ hai của ai khác. Do vậy hãy ngừng so sánh một cách gay gắt giữa con mình với con nhà người ta. Vì tính ích kỷ chưa được rèn rũa hoàn thiện nên đôi khi chúng không thích chia sẻ đồ chơi hay đồ dùng học tập với các bạn. Lúc đó cha mẹ và nhà trường hãy là những nhà công đạo, giảng giải và luôn tạo sự công bằng giữa chúng,…

2.10. Âm nhạc là liều thuốc chữa tinh thần xuất sắc

Nhạc không lời, nhạc thiên nhiên, nhạc thiền,… luôn là những thể loại âm thanh khiến cho bất kỳ ai khi thưởng thức đều có cảm giác thoải mái và tư duy tốt hơn. Do đó, trước, trong và sau quá trình học tập căng thẳng, các bậc phụ huynh có thể mở nhạc cho con nghe. Nhắm mắt thư giãn 10-15 phút giúp tăng hiệu quả học tập lên gấp nhiều lần,…

3. Kết luận

Trên đây là những cách làm giảm áp lực học tập cho học sinh THCS mà các bạn học sinh, các bậc phụ huynh và các thầy cô có thể xem xét áp dụng. Đừng để áp lực học tập trở thành vật cản trên con đường hướng tới ước mơ của trẻ. Hãy luôn bên cạnh động viên, quan tâm và tạo động lực cho các con của mình nhé!

 

Các bài viết liên quan

Ngày Dự án Khối Trung học – Hàng loạt Dự án học tập ý nghĩa được “trình làng”

Sau nhiều thời gian ấp ủ và xây dựng, Ngày Dự án Khối Trung học đã chính thức được khởi động với hàng loạt các Dự án ý nghĩa được các bạn học sinh báo cáo. Trong hoạt động đầu tiên của Ngày Dự án, các Teen đã có dịp đi du lịch vòng quanh thế giới, đến với nhiều điểm hẹn văn hóa khác nhau với Dự án GLOBAL FAIR.

Tiểu học

Bí kíp kỳ thi – Chuyện bây giờ mới kể

Vậy là các EddieTeen đã vượt qua kì thi học kì I một cách thành công! Chúng tớ đã học tập thật sự rất chăm chỉ đấy. Để có được những bài thi với kết quả rực rỡ, ngoài sự chỉ dạy của các Thầy Cô và sự cố gắng của chính chúng tớ, phải kể đến sự giúp sức của cả lớp nữa đó.

Tiểu học

Eddie Trung học – Khám phá những giá trị văn hóa 54 dân tộc anh em

Một hành trình thú vị của các Eddie Trung học trong Học kì I lần này chính là chuyến đi khám phá Làng Văn hóa - Du lịch Các dân tộc Việt Nam.

Tiểu học