Vòng 2 Học bổng Sáng tạo 2025 – 2026: Thử thách không chỉ dành cho thí sinh
Chương trình “Học bổng Sáng tạo” năm học 2025 – 2026 đã chính thức trở lại với thật nhiều háo hức. Vòng 2 cuộc thi đã diễn ra với sự tham gia của 119 học sinh từ khối 5 đến khối 11 của 2 cơ sở Ecopark và An Khánh

Tuy nhiên, trước khi các em đối mặt với thử thách, chính Hội đồng Giám khảo đã phải vượt qua một thử thách không hề đơn giản: thiết kế 15 đề bài cho 3 bảng thi (5 đề mỗi bảng) vừa đủ sức thách thức sự sáng tạo, vừa truyền cảm hứng cho học sinh.
Cô Nguyễn Thị Huyền – Hiệu phó Trường THCS Edison Ecopark, thành viên Hội đồng Giám khảo, chia sẻ: “Áp lực lớn nhất của Hội đồng Giám khảo HBST Edison trong việc ra đề bài là làm sao giữ được tính thử thách nhưng vẫn khơi dậy cảm hứng sáng tạo. Học sinh Edison đã có rất nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm qua các dự án học tập và hoạt động sáng tạo tại trường, đòi hỏi chúng tôi phải suy nghĩ sâu hơn để đánh giá không chỉ năng lực tư duy mà còn khả năng ứng dụng & triển khai các ý tưởng thành các hoạt động thực tế, ý nghĩa dành cho cộng đồng học sinh Edison Schools.”.
Sau thành công rực rỡ của Học bổng sáng tạo mùa 1, trong bối cảnh năng lực của học sinh Edison ngày càng vượt trội, Hội đồng Giám khảo đã vận dụng tối đa sự sáng tạo, kinh nghiệm để đưa ra các đề bài mở, gắn liền với cuộc sống học đường nhưng lại phải cập nhật hơi thở của thời đại, buộc các em phải tư duy đa chiều và tìm giải pháp độc đáo từ chính trải nghiệm của mình.
Nói về mục đích của vòng 2, cô Lê Tuệ Minh – Chủ tịch Hội đồng Trường PTLC Edison từng nhấn mạnh: “Viết một dự án sáng tạo chính là bản chất của việc tìm kiếm những cá nhân xuất sắc. Không có mẫu sẵn hay hướng dẫn chi tiết, các em phải tự đặt vấn đề, phân tích, lập kế hoạch, tính toán và triển khai giải pháp một cách thông minh nhất.”
Tính độc đáo của vòng thi nằm ở chỗ nó không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn kích thích tinh thần chủ động và tư duy sáng tạo thực tiễn. Các đề bài được thiết kế để học sinh không dừng lại ở ý tưởng suông, mà phải xây dựng một dự án hoàn chỉnh – từ khâu lên kế hoạch đến triển khai – thể hiện khả năng biến suy nghĩ trừu tượng thành hành động cụ thể. Đây chính là “chìa khóa để giải quyết vấn đề hiệu quả trong cuộc sống” – như lời cô Tuệ Minh khẳng định. Với 180 phút làm bài trên máy tính, không có kết nối Internet, học sinh buộc phải dựa vào chính kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình để vượt qua thử thách.
Từ góc nhìn của học sinh, vòng 2 không chỉ khó mà còn đầy cảm hứng. Bạn Nguyễn Nhật Mai – một thí sinh tham gia – chia sẻ: “Quá trình học tập tại Edison giúp khả năng lãnh đạo của em được phát triển nhiều nhất. Khi tham gia các câu lạc bộ và hội học sinh, em đã có cơ hội làm leader, dẫn dắt nhóm để tổ chức các sự kiện và thực hiện các dự án. Từ đó em học được cách làm việc nhóm, phân chia công việc và đưa ra quyết định hiệu quả hơn. Điều đó giúp em trình bày rõ ràng về kế hoạch, cách triển khai nhân sự, các hoạt động chính của dự án cũng như những điểm sáng tạo trong dự án của em tại Vòng 2”.
Chia sẻ về thách thức tại vòng 2, Editeens Gia Linh nói :” Việc phân tích những yếu tố cần thiết cho dự án và phân công nhân sự cũng là một phần khó khăn. Để giải quyết, em tự đặt ra những câu hỏi như: Dự án cần những nguồn lực nào? Các nhiệm vụ cụ thể ra sao? Ai sẽ đảm nhận vai trò nào? Từ đó, em xây dựng một kế hoạch phân công nhân sự hợp lý hơn.
Một thử thách khác là trong quá trình làm bài, em không được phép tìm kiếm tài liệu trên mạng hay nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài. Vì vậy, để chuẩn bị tốt hơn cho vòng 2, em đã tự nghiên cứu trước về cách triển khai một dự án nói chung. Em nhận ra rằng tính khả thi là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy em đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và củng cố kiến thức nền về vấn đề này.”
Hội đồng Giám khảo đặt nhiều kỳ vọng vào vòng 3 – vòng phỏng vấn trực tiếp. Đây là cơ hội để học sinh bảo vệ dự án của mình, đồng thời để Hội đồng Giám khảo đánh giá sâu hơn về tinh thần trách nhiệm và cam kết thực hiện ý tưởng. Cô Lê Tuệ Minh bày tỏ: “Tôi mong các dự án đạt giải sẽ được triển khai, tạo giá trị thật sự cho cộng đồng.”
Cô Nguyễn Thị Huyền lại kỳ vọng vòng 2 đã khơi dậy được tinh thần “Innovation for Life” – sáng tạo không chỉ là tìm ý tưởng mới, mà là quá trình rèn luyện tư duy linh hoạt, bền bỉ và không ngừng cải tiến để giải quyết các vấn đề thực tế cũng như khả năng triển khai các ý tưởng thành hành động. Vòng 3 hứa hẹn sẽ là sân chơi để những ý tưởng táo bạo ấy được chứng minh và tỏa sáng.
Các bài viết khác

Những chính sách ưu đãi tuyển sinh năm học 2025 – 2026

Trải nghiệm làm học sinh lớp 1 cho bố mẹ & con tại Edison Schools

Chương trình Câu lạc bộ ngoại khóa dành cho các bạn 6-10 tuổi

Tin vui từ cuộc thi Toán tư duy quốc tế IKMC 2025

Chúc mừng đội tuyển FISO mang về nhiều “thắng lợi” đáng tự hào tại vòng thi quốc tế

Trại hè “Eddie Quest – Chiến binh sẵn sàng vào lớp 1”
17/04/25
Chúc mừng đội tuyển FISO mang về nhiều “thắng lợi” đáng tự hào tại vòng thi quốc tế
Sau thành công vang dội tại vòng thi Quốc gia đầu năm, các bạn học sinh trường Trung học Edison đã tiếp tục chinh phục thử thách tri thức ở đấu trường quốc tế, gặt hái được nhiều thành quả rất xuất sắc: 3 Huy chương Vàng 3 Huy chương Bạc 6 Huy chương Đồng […]
Tin tức chung
26/03/25
Sôi động Ngày hội Cộng đồng: Thể thao – Sức khỏe
Một buổi sáng thứ Bảy đầy năng lượng tại ngôi trường gạch đỏ, khi học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo Edison Schools cùng các đơn vị uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng cùng nhau tạo nên một ngày hội tràn đầy cảm hứng, tinh thần thể thao và gắn […]
Tin tức chung
25/03/25
[Góc nhìn Edison] Sự thay đổi của sách giáo khoa trong chương trình phổ thông 2018: đa dạng và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh
Dựa trên chia sẻ của cô Lê Tuệ Minh – Chủ tịch Hội đồng Trường PTLC Edison, chương trình giáo dục phổ thông 2018 (gọi tắt là chương trình 2018) đã mang đến những thay đổi mang tính đột phá so với chương trình cũ năm 2006, đặc biệt trong vai trò, nội dung và […]
Tin tức chung